Mật độ dân số sinh học Mật độ dân số

Mật đô dân số là một phép đo sinh học thông thường và thường được những người bảo vệ môi trường sử dụng hơn những con số tuyệt đối. Mật độ dân số thấp có thể gây tuyệt chủng, bởi vì mật độ thấp làm giảm khả năng sinh sản. Điều này thường được gọi là Hiệu ứng Allee, đặt theo tên W. C. Allee, người đầu tiên phát hiện ra nó. Các ví dụ về hiệu ứng này gồm:

  • Gặp khó khăn khi định vị đồng loại trong một diện tích có mật độ thấp.
  • Tăng nguy cơ giao phối cận huyết trong một diện tích có mật độ thấp.
  • Tăng tính nhạy cảm với các hiện tượng thảm hoạ khi có mật độ dân số thấp.

Các loài khác nhau có mật độ chuẩn khác nhau. Ví dụ các loài R-selected thường có mật độ dân số cao, trong khi các loài K-selected có mật độ thấp hơn. Mật độ dân số thấp có thể dẫn tới tình trạng thay đổi chuyên biệt hoá trong định vị đồng loại như chuyên biệt hoá thụ phấn; như ở họ lan (Orchidaceae).[cần dẫn nguồn]